Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
12T1 e-MagazineTrang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Trung thu cÓ nguỒn gỐc tỪ ĐÂu ?Ý nghĨa vÀ zingmail ĐÓn trung thu thẾ nÀo?

Go down 
Tác giảThông điệp
White_Rat
Friend
Friend



Tổng số bài gửi : 69
Join date : 06/08/2008

Trung thu cÓ nguỒn gỐc tỪ ĐÂu ?Ý nghĨa vÀ  zingmail ĐÓn trung thu thẾ nÀo? Empty
Bài gửiTiêu đề: Trung thu cÓ nguỒn gỐc tỪ ĐÂu ?Ý nghĨa vÀ zingmail ĐÓn trung thu thẾ nÀo?   Trung thu cÓ nguỒn gỐc tỪ ĐÂu ?Ý nghĨa vÀ  zingmail ĐÓn trung thu thẾ nÀo? Icon_minitimeThu Sep 11, 2008 4:38 pm

[INDENT]trong diễn đàn mình kg phải là nhân vật nổi tiếng,tuy nhiên ở đây mình học hỏi được nhiều thứ.[/INDENT][INDENT]cũng còn mấy ngày nữa là tới ngày trung thu rồi,vậy có bao nhiêu bạn biết Nguồn gốc của Tết Trung thu của người Việt Nam? và ý nghĩa tết trung thu từ đâu đến và ý nghĩa của trung thu kg? trong khi đó ZINGMAIL ĐÓN TRUNG THU THẾ NÀO? [/INDENT]
[color:5281="Red"][SIZE="6"]Tết Trung thu[/SIZE]

[INDENT][color:5281="DarkOrchid"]Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.[/INDENT]
[color:5281="Red"][SIZE="5"]Nguồn gốc của Tết Trung thu của người Việt Nam?[/SIZE]

Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

Nguồn gốcTết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ.

Ở Trung Hoa, Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương Quý Phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp Quý Phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy Quý Phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là "Tết Ngắm Trăng".

Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được diễn tả trong tục: "Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp".

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời LêTrịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu.


[SIZE="6"][color:5281="Red"]Ý nghĩa tết Trung Thu[/SIZE]

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

*Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
*Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.

[color:5281="Red"][SIZE="5"]Phong tục[/SIZE]

-Làm đồ chơi Trung Thu
-Rước đèn:gem103:
-Múa lân
-Bày cỗ
-Các loại bánh:gem36:
-Hát trống quân:gem57:

[color:5281="Red"][SIZE="7"][URL="http://mail.zing.vn"]ZING MAIL ĐÓN TRUNG THU THẾ NÀO?[/URL][/SIZE]

[INDENT][color:5281="Blue"]RIÊNG NĂM NAY CÓ 1 THỨ ĐỂ GIÚP CHO CƯ DÂN MẠNG ONLINE TIỆN CHO VIỆC CHÚC TẾT TRUNG THU.ZING MAIL ĐÃ Cập nhật thêm nhiều ecards Trung Thu thật bắt mắt, có cả ecard được chèn nhạc. Các bạn chịu khó chụp lại các hình ảnh ecards trong Zing Mail để giới thiệu với mọi người hen. Ngoài ra, Zing Mail còn cập nhật thêm khá nhiều ecards với nhiều nội dung đa dạng, có kèm nhạc thật sinh động và hấp dẫn.[/INDENT]

Trung thu cÓ nguỒn gỐc tỪ ĐÂu ?Ý nghĨa vÀ  zingmail ĐÓn trung thu thẾ nÀo? 79920519fc9
Trung thu cÓ nguỒn gỐc tỪ ĐÂu ?Ý nghĨa vÀ  zingmail ĐÓn trung thu thẾ nÀo? 16147879xj0
Trung thu cÓ nguỒn gỐc tỪ ĐÂu ?Ý nghĨa vÀ  zingmail ĐÓn trung thu thẾ nÀo? 94517952jq1
[[color:5281="blue"]INDENT]Bạn có thể đăng ký tài khoản có ký tự đặt biệt dấu chấm “ . “ và gạch dưới “ _ “. [/INDENT]

[INDENT]và cũng có bình chọn tên ca sĩ được nhiều nhất trong 2 tuần vừa qua.[/INDENT]
-CÁC BẠN NHANH CHÂN LÊN ĐĂNG KÝ ĐỂ LỰA CHO MÌNH 1 CÁI NICK THẬT LÀ KÊU THẬT LÀ DỄ THƯƠNG VÀ THẬT LÀ SOCK ...
-MÌNH CHÚC CÁC BẠN TRUNG THU VUI VẼ,RIÊNG MÌNH SẼ DÀNH NGÀY TRUNG THU CHO NGƯỞI BẠN ĐỜI CỦA MÌNH
:gem84:

những bài thơ về trung thu :
-Tuy Tết Trung Thu đã có từ lâu, Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ"

Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.


-Bài Tùng dinh dinh:

Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...


-Bài Múa sư tử:

Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang


-Bài Tết trung thu:gem103:

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Về Đầu Trang Go down
 
Trung thu cÓ nguỒn gỐc tỪ ĐÂu ?Ý nghĨa vÀ zingmail ĐÓn trung thu thẾ nÀo?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ZING MAIL ĐÓN TRUNG THU
» Hảo Vận Cùng ZingMail (Quà Tuần 4 22/12/2008 đến 28/12/2008)
» Cùng nghĩ ra trò chơi nhỏ nhỏ đi !!!
» Hảo Vận Cùng Zingmail
» Hảo Vận Cùng ZingMail (câu hỏi tuần 6)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Phong cách tEEn :: Dành cho người thix t8m-
Chuyển đến